Luyện xuất hiện trong phiên tòa xét xử y với khuôn mặt lạnh lùng, không có cảm xúc. Móng tay Luyện vẫn để rất dài, như môt tay chơi. Trước các câu hỏi của HĐXX và các luật sư của cả y và người bị hại, Luyện đã trả lời một cách ngây dại, như một cái máy và cũng không có cảm xúc gì đọng lại sau mỗi câu trả lời...
Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện được nhiều người chờ đợi với sự quan tâm đặc biệt. Ngoài mong muốn Luyện phải nhận hình phạt thích đáng của pháp luật, là sự tò mò về thái độ của "sát thủ máu lạnh"- cụm từ đã gắn liền với Luyện sau vụ thảm sát tiệm vàng.
Nhưng những câu trả lời cộc lốc, không giải thích lòng vòng, đôi khi chỉ là những câu có, không tại tòa, Luyện đã khẳng định mình là đứa trẻ thiếu sự giáo dục của gia đình và thiếu cả những hiểu biết giao tiếp xã hội thông thường...
Hết tiền nên đi cướp
Toà hỏi: Tại thời điểm nào nảy sinh ý định cướp?
- Lê Văn Luyện: Khi bị cáo hết tiền
Tại sao bị cáo cắm xe?
- Bi cáo ăn tiêu
Có ai xui bị cáo cướp không?
- Không
Bị cáo nảy sinh ý định cướp tiệm vàng từ ngày nào?
- Bị cáo không nhớ.
....
Bỏ học để đi phụ xây
Tòa hỏi: Vì sao bỏ học?
- Lê Văn Luyện: Tự bỏ học, sau đó làm nghề sửa xe, phụ xây
Trước đã bị cơ quan công an xử phạt gì không?
- Chưa
Không lấy được hết vàng chứ không phải không muốn lấy
Luật sư bị hại hỏi: Vì sao khi giết người bị cáo không lấy hết 3 khoang vàng mà lại lấy có một khoang?
- Lê Văn Luyện: Vì bị cáo không lấy được hết
Vì sao bị cáo lại giết cả đứa bé không thể chống đối bị cáo?
- Vì nó khóc
Sao bị cáo không lấy vàng ngay khi chưa bị phát hiện mà lại giết người trước?
- Không biết
Trước gia đình bị hại, bị cáo có đủ bản lĩnh xin HĐXX một lần đc quay lại noi lời nào đó không?
- Không
Các nạn nhân đều bị giết bằng những nhát dao chí mạng, trong sâu thẳm lòng mình bị cáo nghĩ sao?
- (Im lặng rồi trả lời nhát gừng): Bị cáo không biết.
....
Khi cơ quan điều tra kết luận vụ án thảm sát tiệm vàng, đọc những lời khai của Luyện rất nhiều người bị ám ảnh và mường tượng đến một sát thủ máu lạnh. Biệt danh này càng được nhiều người sử dụng khi trong hơn 4 tháng trời, trong bất cứ lần tiếp xúc với cơ quan điều tra, phóng viên và ngay cả luật sư bào chữa của chính bản thân y, Luyện luôn thể hiện thái độ dửng dưng và khuôn mặt lạnh lùng.
Ở thời điểm đó, có thể Luyện lạnh lùng là để che đậy nỗi sợ về sự xuống tay tàn độc của mình. Sự lo lắng của một đứa trẻ vị thành niên, chưa hoàn thiện toàn bộ não bộ như một người trưởng thành nhưng tội ác thì khiến rúng động dư luận.
Còn khuôn mặt, ánh mắt, cử chỉ và lời nói lạnh, lỳ của Luyện đến mức khiến nhiều người dự phiên tòa “nóng máu”, là những động tác của một người đã trưởng thành, đã hoàn thiện về mặt não bộ!
Chia sẻ với VnMedia, luật sư Trần Đình Triển, trưởng Văn phòng Luật sư Vì dân, đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, ông cũng khá bất ngờ với thái độ của y tại tòa.
Nhưng, luật sư Triển cho rằng, thái độ của Luyện, cùng với việc y nở nụ cười là phù hợp với một con người hoàn thiện về mặt y học, hoàn thiện về mặt nhận thức. Vì khi đối tượng này phạm tội, vẫn còn mấy tháng nữa mới tròn 18 tuổi, nhưng khi vụ án được đưa ra xét xử thì Luyện đã qua tuổi 18 được gần 3 tháng.
"Nụ cười của Lê Văn Luyên thể hiện là con người có bản ác. Hoặc Luyện biết mình chỉ 18 năm tù. Nụ cười cũng có thể là chế nhạo các cơ quan bảo vệ pháp luật, vì một vụ trọng án như thế mà chỉ tìm ra một mình Luyện là thủ phạm", luật sư Triển nói.
Luật sư Triển cũng chia sẻ rằng, đối chiếu với những lời khai mâu thuẫn của Lê Văn Luyện tại tòa thì nhiều khả năng cho thấy vụ án này còn thêm hung thủ nữa. Mặt khác, nếu tòa coi lời khai của cháu Bích, nạn nhân còn sót lại của vụ thảm sát là lời khai của một đứa trẻ vị thành niên, thì HĐXX cũng căn cứ vào chính những lời khai tại CQĐT của đứa trẻ vị thành niên Luyện để luận tội. Vậy, lời khai nào đáng tin hơn lời khai nào?